Lưu ý lựa chọn và thi công tấm lấy sáng sao cho hiệu quả

Hỗ trợ khách hàng Hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ
Hà Nội

178 Yên Lãng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

(024) 35624215

nhietphatloc@gmail.com

TP.HCM

Số 81/1, QL1A, Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM

0902 343 759

Lưu ý lựa chọn và thi công tấm lấy sáng sao cho hiệu quả

14:32 - 05/06/2018 1051

Tấm lấy sáng trong suốt có nhiều ưu điểm vượt trội như: khả năng truyền ánh sáng cao, khả năng chống tia cực tím vượt trội và các hóa chất phụ gia, khả năng chống chịu được thời tiết, có trọng lượng nhẹ và dễ dàng thi công.

Hiện nay, để tiết kiệm năng lượng và lấy ánh sáng tự nhiên thì các công trình đều chọn tấm lấy sáng trong suốt. Tấm lấy sáng trong suốt có nhiều ưu điểm vượt trội như: khả năng truyền ánh sáng cao, khả năng chống tia cực tím vượt trội và các hóa chất phụ gia, khả năng chống chịu được thời tiết, có trọng lượng nhẹ và dễ dàng thi công. Tuy nhiên, trong một số công trình sau khi sử dụng một thời gian thì có hiện tượng: nước đọng lại, rêu bụi tích tụ, tấm lấy sáng bị chuyển màu,…
 
Tấm nhựa lấy sáng và lưu ý khi lắp đặt
 
Vậy nguyên nhân chính ở đâu dẫn tới hiện tượng như trên, chúng ta có thể dẫn ra một số nguyên nhân chính sau đây:
- Do chất lượng của tấm lấy sáng: Trên thị trường có rất nhiều loại tấm lợp lấy sáng khác nhau, thành phần và chất lượng cũng khác nhau, giá thành chênh lệch không đáng kể. Thông thường, tấm lợp trong suốt UPVC, tấm lấy sáng Polycarbonate có tuổi thọ trên 10 năm. Vậy có rất nhiều tấm lợp lấy sáng chưa đạt chuẩn chất lượng để sử dụng ngoài trời. Lý do là lớp chống UV mỏng và không đều, đồng thời nhựa UPVC thấp giúp làm giảm giá thành của sản phẩm, chất lượng không đảm bảo.
- Do chất lượng thi công chưa đúng: Một số lời khuyên cho người sử dụng để bạn có một công trình bền vừng và thẩm mỹ hơn. Vì vậy, những lưu ý sau sẽ giúp được các bạn:
+) Chọn tấm lợp trong suốt: Nên chọn tấm lợp có lớp chống tia UV cao theo tiêu chuẩn chống chịu thời tiết. Độ dày là 1,0-1,2-1,5mm phù hợp với cấu trúc khung xương mái và khả năng chịu lực của mái, khả năng chịu được sức gió thổi.
+) Thiết kế mái: yêu cầu độ nghiêng của mái là 100mm/m. Với độ nghiêng, sẽ giúp nước mưa sẽ thoát nhanh và tốt hơn.
+) Khi thiết kế khoảng cách  đà ngang và dọc: cần tính tới độ chịu tải  của tấm lợp trog suốt theo độ dày và yêu cầu chịu tải của công trình( Khảng cách giữa 2 xà gỗ <900mm, gối chồng giữa 2 tấm = 200mm)
+) Trong quá trình lắp đặt: Nên tránh việc bước trực tiếp lên tấm lợp, vì sẽ làm bề mặt tấm và lớp UV sẽ bị xước sẽ làm giảm tuổi thọ của tấm.
+) Tránh sử dụng keo Silicon kết nối hai tấm vì sẽ làm giảm giãn nhiệt của tấm lợp, gây ra hiện tượng tạo ứng suất, gây ra vỡ tấm lợp sau khi sử dụng
+) Nên sử dụng băng keo bịt 2 đầu tấm để tránh hiện tượng rêu mốc, tích tụ bụi bẩn