178 Yên Lãng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
(024) 35624215
nhietphatloc@gmail.com
Số 81/1, QL1A, Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM
0902 343 759
Hướng dẫn lựa chọn máy sản xuất gạch không nung
15:39 - 30/05/2017 1160
Cách chọn dây chuyền sản xuất tương ứng với máy sản xuất gạch không nung để phục vụ tốt hơn cho yêu cầu sản xuất.
Một trong những thiết bị không thể thiếu trong quá trình sản xuất gạch không nung đó là máy ép gạch. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loại máy ép gạch khác nhau, tương ứng với hệ thống dây chuyền sản xuất khác nhau để cho ra những viên gạch đa dạng về kích thước, độ bền và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn cách chọn dây chuyền sản xuất tương ứng với máy ép gạch để phục vụ tốt hơn cho yêu cầu sản xuất.
1. Dây chuyền sản xuất
Gạch không nung sử dụng đất, cát và xi măng làm nguyên liệu sản xuất. Và thành phần nguyên liệu này được sử dụng để sản xuất gạch có kích thước 210 x 110 x 55 (mm), trọng lượng 2÷2.2 kg/viên gạch, chủ yếu được ứng dụng cho các công trình nhà cấp 4 hoặc nhà 1 - 2 tầng.
Khi lựa chọn dây chuyền để sản xuất loại gạch này, nên chú trọng đến công nghệ tạo mạch polime vô cơ với xương polime là (Si) và (Al), đồng thời tuân thủ đầy đủ quy trình sản xuất sau:
-Bước 1: Đất sử dụng để sản xuất gạch phải được hong khô đến khi độ ẩm trong đất đạt khoảng 12 ÷ 15%.
- Bước 2: Sử dụng phần đất đã hong khô ở bước 1 để trộn với phụ gia theo tỷ lệ đất và phụ gia là 80:20. Để hỗn hợp này được đồng đều nhất, nên sử dụng máy nghiền trộn liên hợp.
- Bước 3: Ủ phần nguyên liệu đã trộn ở bước 2 vào vôi có độ ẩm từ 15 - 18%. Khâu này nên được thực hiện trên nền xi măng hoặc nền bê tông để đảm bảo phần nguyên liệu được ủ tốt nhất.
- Bước 4: Trộn nguyên liệu đã ủ với các chất thải xây dựng, phế liệu, đá dăm, sỏi cùng phụ gia ướt theo tỷ lệ 3 phần khô và 2 phần ướt. Sở dĩ có khâu này là nhằm để gia tăng độ kết dính của mạch polime vô cơ trong quá trình hình thành viên gạch.
- Bước 5: Ép hỗn hợp trên trên máy ép gạch theo đơn vị 550 ÷ 650 kg/cm2.
2. Chọn máy ép gạch không nung
Việc lựa chọn đúng loại máy ép gạch cho dây chuyền sản xuất sẽ góp phần gia tăng hiệu suất và năng suất lao động, đồng thời cắt giảm được những chi phí phát sinh hay rủi ro trong quá trình sản xuất. Với dây chuyền sản xuất trên, bạn sẽ có 2 sự lựa chọn cho 2 dòng máy ép gạch, đó là máy ép thủy lực (dạng máy chế tạo trong nước) và máy ép trục khuỷu (dạng ngoại nhập) với các thông số kỹ thuật chi tiết sau:
Đặc điểm | Máy ép thủy lực | Máy ép trục khuỷu |
Xuất xứ | Sản xuất trong nước | Ngoại nhập |
Năng suất ép | 6.000 ÷ 10.000 viên/ngày sản xuất | 12.000÷18.000 viên/ngày sản xuất |
Công suất điện năng | 27kW | 36KW |
Lực ép đơn vị viên gạch | 53.5Mpa | 55Mpa |
Số lượng khuôn | 06 | 12 |
Trọng lượng máy | 4.000kg ± 5% | 12.000kg ± 5% |
Cơ chế vận hành | Hoạt động tự động và bán tự động | Hoạt động tự động và bán tự động |