Cách chọn hộp nhựa đựng thực phẩm an toàn

Hỗ trợ khách hàng Hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ
Hà Nội

178 Yên Lãng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

(024) 35624215

nhietphatloc@gmail.com

TP.HCM

Số 81/1, QL1A, Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM

0902 343 759

Cách chọn hộp nhựa đựng thực phẩm an toàn

15:01 - 24/06/2021 1525

So với hộp đựng thực phẩm bằng thủy tinh, thì hộp nhựa đựng thực phẩm có giá thành thấp hơn rất nhiều, lại tiện lợi và dễ làm sạch hơn. Song không phải loại hộp nhựa đựng thực phẩm nào cũng thực sự an toàn và có thể dùng trong lò vi sóng được.

 

Nhựa nào an toàn để bảo quản thực phẩm

Câu trả lời: nhựa PP an toàn nhất để bảo quản thực phẩm

Nhựa PP có ký hiệu SỐ 5 trên sản phẩm. Đây là loại nhựa thích hợp nhất để làm hộp đựng thực phẩm. Và thực tế, các sản phẩm từ nhựa PP được ứng dụng vô cùng nhiều trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, từ các đồ dùng như thùng, xô, chậu, thùng rác, hộp đựng thực phẩm, bình sữa cho bé, hộp đựng thuốc, chai đựng dầu, đựng hóa chất, đồ chơi trẻ em...

Hộp đựng bảo quản thực phầm phần lớn bằng nhựa pp

Đặc tính trơ hóa chất và chịu nhiệt tốt là ưu điểm vượt trội của loại nhựa pp này. Nhiệt độ biến dạng của pp từ 160°C – 180°C.

Tuy nhiên, theo khuyến nghị thì hộp đựng thực phẩm bằng nhựa pp cũng không nên dùng trong lò vi sóng quá 3 phút. Và thực sự, để quay đồ ăn trong lò vi sóng tốt nhất bạn nên dùng đĩa, và các hộp thủy tinh

Nhựa PP ứng dụng trong đời sống hàng ngày, còn tấm nhựa pp lại được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp liên quan đến hóa chất, xử lý môi trường, điện tử, thực phẩm và y tế. Chẳng hạn như, tấm nhựa pp dùng làm bồn chứa hóa chất, xi mạ kim loại, làm đường ống, quạt hút khí thải hay tháp xử lý khí thải môi trường chứa axit, thùng, bồn chứa các chất tẩy rửa, thớt nhựa công nghiệp pp, bàn thao tác nhà xưởng cho công nhân...

Nhựa PETE, HDPE, LDPE, PS, PC

Nhựa số 1 - PETE hay PET

Là nhựa PETE (hay còn gọi là nhựa PET - polyethylene terephthalate). Đây là loại nhựa an toàn, tuy nhiên đặc tính bề mặt xốp làm nhựa Pete dễ tích tụ vi khuẩn nên loại nhựa này chỉ nên dùng để đựng thực phẩm 1 lần.

Nhựa PET là loại nhựa khó tái chế (chỉ khoảng 20%). Vỏ chau PET chỉ nên dùng thời gian ngắn, trên dưới 10 ngày là ổn.

Tuyệt đối, không dùng nhựa PET đựng thực phẩm nóng hay cho vào lò vi sóng sẽ sinh ra thôi nhiễm antimony rất độc, nhựa PET chỉ bền ở nhiệt độ thường và đông lạnh.

Nhựa SỐ 2 - HDPE

Đây là loại nhựa PE có tỷ trọng cao (HDPE viết tắt của high density polyethylene). Nhựa HDPE được đánh giá là khá an toàn vì không chứa chất độc nào đồng thời bề mặt nhẵn, bóng khả năng tích tụ vi khuẩn thấp.

Nhựa HDPE được dùng làm chai, lọ, hộp đựng sữa, nước uống...

Nhựa SÔ 4 (LDPE)

Là loại nhựa PE với tỷ trọng thấp LDPE (Low Density Polyethylene), có tính trơ về mặt hóa học, song kém bền vật lý hơn HDPE, chịu nhiệt độ đến 95 độ C trong thời gian ngắn.

Nhựa LDPE được dùng làm màng bọc thực phẩm, hay các loại giấy gói thực phẩm.

Không nên dùng loại hộp nhựa sau để bảo quản thực phẩm

Nhựa SỐ 6 (PS)

Nhựa PS được dùng nhiều để sản xuất hộp xốp thực phẩm, vỏ đĩa CD, DVD, hộp nhựa, ly nhựa dùng 1 lần.

Nhựa PS dễ bị nóng chảy sinh ra một số độc tố vì vậy, tuyệt đối không dùng nhựa ps để chứa thực phẩm nóng.

Nhựa SỐ 5 (PVC) & nhựa SỐ 7 (PC) không được dùng đựng thực phẩm

Một số nhựa không an toàn để đựng thực phẩm khác còn có nhựa SỐ 3 PVC, nhựa số 7 (nhựa PC) và các loại nhựa ký hiệu không số. Đây là các loại nhựa dùng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp, nội ngoại thất, do trong quá trình sản xuất thường được thêm các chất làm mềm dẻo hay các phụ gia chức năng không an toàn với sức khỏe con người.