Gạch không nung là gì?

Hỗ trợ khách hàng Hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ
Hà Nội

178 Yên Lãng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

(024) 35624215

nhietphatloc@gmail.com

TP.HCM

Số 81/1, QL1A, Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM

0902 343 759

Gạch không nung là gì?

15:05 - 19/05/2017 1241

Gạch không nung là các loại gạch xây, gạch lát vỉa hè…không qua cần dùng năng lượng nhiệt để nung đốt mà vẫn đạt các tiêu chuẩn chỉ số cơ lý, độ hút nước, độ thấm nước...

I.      Gạch không nung là gì và cách phân loại

1.   Về lý thuyết: Gạch không nung là các loại gạch xây, gạch lát vỉa hè… được tạo hình và đóng rắn đạt các tiêu chuẩn chỉ số cơ lý, độ hút nước, độ thấm nước… mà không qua cần dùng năng lượng nhiệt để nung đốt bằng than, điện hay các nguồn năng lượng khác.

 

 2.  Trong thực tế, trừ một số loại gạch không nung tự nhiên (gạch đá ong…) và gạch đất hóa đá là thuần túy không sử dụng một tỷ lệ vật liệu nào qua nung. Trên thực tế, các loại gạch không nung chủ đạo tren thực tế vần sử dụng một phần vật liệu đã qua nung để tạo tính liên kết của vật liệu. Riêng gạch bê tông khí chưng áp (AAC) vẫn dùng than (hoặc điện) để đốt lò hơi đóng rắn sản phẩm nhưng mức độ tiêu hao năng lượng thấp hơn gạch đất sét nung:

-  Gạch xi măng cốt liệu (block bê tông): dùng từ 8% đến 10% xi măng để liên kết.

-  Gạch Papanh, gạch Bi: dùng dưới 8% xi măng hoặc vôi để liên kết.

-  Gạch bê tông bọt (gạch nhẹ): dùng trên 20% xi măng để liên kết.

-  Gạch bê tông khí chưng áp: sử dụng vôi + xi măng và đóng rắn bằng lò chưng áp.

3.  Theo Quyết định của Chính phủ và các văn bản pháp quy của Bộ Xây dựng thì gạch không nung được phân chia thành các nhóm sản phẩm chủ đạo như sau:

-   Gạch xi măng cốt liệu (Xmcl): chiếm khoảng 75% tổng lượng gạch không nung

-   Gạch bê tông khí chưng áp: chiếm 15%.

-   Gạch bê tông bọt (gạch nhẹ): chiếm 5%

-   Gạch khác (đá ong, đất hóa đá…): chiếm 5%.

II.    GẠCH XI MĂNG CỐT LIỆU (BLOCK BÊ TÔNG):

1.     Cơ sở phát triển:

Nói đến sản xuất gạch, việc đầu tiên mà nhà quản lý và các nhà sản xuất cần nghĩ đến là vùng nguyên liệu. Không phải ngẫu nhiên mà gạch đất sét nung ở Việt Nam được sử dụng phổ biến, lý do căn bản là nguyên liệu tự nhiên dồi dào, sẵn có. So sánh: tại những nước Trung Đông, Châu Phi thì không thể tìm ra gạch đất sét nung do thiếu nguồn nguyên liệu.

- Đá mạt (đá mi) là nguyên liệu chính (trên 85%) để sản xuất gạch xi măng cốt liệu có ở rất nhiều vùng miền của Việt Nam, đặc biệt là ở những tỉnh có các mỏ khai thác đá xây dựng lớn như Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Thái Nguyên…

- Tro bay / xỉ ron (phụ phẩm từ các nhà máy nhiệt điện) cũng được sử dụng một phần để sản xuất gạch Xmcl. Loại vật liệu này có trữ lượng rất lớn và ngày một nhiều lên theo sự đầu tư mới của các nhà máy nhiệt điện.

 2.  Lý do phát triển: gạch Xi măng cốt liệu có thể trở thành gạch xây chủ đạo thay thế cho gạch đất sét nung vì các lý do sau đây:

- Nguyên liệu dồi dào, dễ kiếm, giá hợp lý.

- Công nghệ sản xuất từ thủ công đến công nghiệp hiện đại: Suất đầu tư không quá lớn, dễ lắp đặt vận hành, chuyển giao.

- Độ bền cơ lý: bằng hoặc tốt hơn gạch đất sét nung truyền thống.

- Thi công: Quy trình xây trát đơn giản, gần tương đồng như gạch đất sét nung.

- Vữa xây trát: thông thường. Đây là chi tiết rất quan trọng hỗ trợ gạch Xmcl phát triển. Các loại gạch nhẹ phải dùng vữa xây trát chuyên dụng.

 3. Phân biệt các loại gạch xi măng cốt liệu:

- Gạch có nguồn gốc từ mạt đá (đá mi) được sản xuất thủ công, không theo tiêu chuẩn quy định: loại gạch này dùng nhiều ở các vùng nông thôn, xây các hạng mục phụ trợ. Gạch này được gọi với các tên khác nhau như Gạch Papanh, gạch Bi, gạch Cay…

- Gạch xi măng cốt liệu sản xuất theo Tiêu chuẩn TCVN 6477:2011. Gạch này được sản xuất công nghiệp, đảm bảo các tiêu chí cơ bản như cường độ chịu nén toàn viên, độ hút nước, sai số…

Loại gạch này có nhược điểm là độ thấm nước nhanh. Nước có thể chảy xuyên dễ dàng qua cốt liệu.

Cốt liệu bê tông xốp, có nhiều khe hở thông nhau.

- Gạch xi măng cốt liệu chống thấm: tên kỹ thuật chính xác là gạch Xmcl có khả năng chống xuyên nước. Gạch này đạt được đầy đủ các chỉ tiêu theo Tiêu chuẩn TCVN 6477:2011 nhưng có thêm tính năng chống xuyên nước:

Độ chống thấm < 1,8 ml/cm2/h.

Cốt liệu bê tông đặc chắc, kín khít. Tính cơ lý ổn định, bền vững.

---

Để nhận tư vấn dây chuyền sản xuất gạch không nung, Qúy khách có thể liên hệ với Phát Lộc để có hướng dẫn tận tình nhất!

--

Đọc thêm:

Sản xuất gạch không nung- Các tiêu chuẩn kỹ thuật cần lưu ý