Thấp thỏm sống trong vùng sạt lở

Hỗ trợ khách hàng Hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ
Hà Nội

178 Yên Lãng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

(024) 35624215

nhietphatloc@gmail.com

TP.HCM

Số 81/1, QL1A, Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM

0902 343 759

Thấp thỏm sống trong vùng sạt lở

13:55 - 28/11/2017 541

Bão tan, lũ rút cũng là lúc sạt lở bờ sông, xói lở đê biển diễn ra nghiêm trọng dọc các tỉnh, thành miền Trung, khiến hàng ngàn hộ dân sống trong cảnh thấp thỏm, lo sợ.

Bão tan, lũ rút cũng là lúc sạt lở bờ sông, xói lở đê biển diễn ra nghiêm trọng dọc các tỉnh, thành miền Trung, khiến hàng ngàn hộ dân sống trong cảnh thấp thỏm, lo sợ. Do kinh phí khắc phục quá lớn nên các địa phương đều đang ngóng nguồn chi viện từ Trung ương.
 
“Treo trước miệng hà bá”
Sau những đợt lũ chồng lũ từ đầu tháng 11 đến nay, dòng chảy ở thượng nguồn sông Hương thay đổi mạnh, xoáy sâu vào địa phận thôn La Khê Trẹm (xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế). Kinh hoàng nhất là chiều 23-11, khi phụ huynh vừa chở con em đến Trường Tiểu học Hương Thọ (cơ sở 1) hướng mặt sông Hương thì nhiều cây xanh ven sông và một phần đường bê tông dẫn vào cổng trường học ầm ầm sạt lở, đổ ập xuống sông. Rất may, phụ huynh kịp thời đưa con vào trường thoát nạn. 
 
Thầy Nguyễn Văn Tồn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hương Thọ chưa hết bàng hoàng kể, sông Hương “ngoạm” cả trăm khối đất ven sông kéo dài hơn 400m, ăn sâu vào bờ 4m, khiến cổng chính vào trường trở thành bờ sông. “Đảm bảo an toàn cho 293 học sinh, nhà trường buộc phải dựng hàng rào chặn 2 đầu đường, đoạn qua điểm sạt lở và mở cổng phụ để thầy cô giáo và học sinh đi vào trường…”, thầy giáo Nguyễn Văn Tồn nói.
 
Thấp thỏm sống trong vùng sạt lở
Sạt lở sông Hương vào sát cổng Trường Tiểu học Hương Thọ (Thừa Thiên - Huế)
 
Cách Trường Tiểu học Hương Thọ không xa, một điểm sạt lở mới vừa xảy ra, hất văng nhà cửa của người dân nằm gần bờ sông ở thôn La Khe Trẹm. Bà Nguyễn Thị Chạy (51 tuổi, trú thôn La Khê Trẹm) kể: “Trưa 22-11, 4 người trong nhà đang ngủ trưa bỗng giật mình bởi những tiếng ầm ầm bên sông. Hoảng quá, tôi chạy ra kiểm tra, phát hiện nguyên một phần căn nhà mình đã sụp. Tôi vội gọi chồng và các con chạy thoát ra ngoài. Chưa kịp hoàn hồn, toàn bộ căn nhà bị trút luôn xuống sông Hương”. 
 
Tương tự, căn nhà của gia đình anh Lê Ngà cạnh đó cũng bị cuốn từng mảng ra giữa dòng sông. Tại hiện trường, cả 2 ngôi nhà chỉ còn sót lại những trụ bê tông và vài tấm lợp rách nát nằm dưới đống đất đá.
 
Tại xã Cam Hiếu (huyện Cam Lộ, Quảng Trị), hàng chục hộ gia đình nơi đây đang sống trên bờ sông Hiếu cũng có nguy cơ sạt lở cao, di dời chưa được, mà ở cũng không yên. Chỉ sau một đêm mưa lớn, bờ sông Hiếu sạt lở vào sát con đường bê tông, với chiều dài hơn 20m. Chị Nguyễn Thị Bình (ở thôn Định Xá, xã Cam Hiếu) âu lo: “Bờ sông sạt lở vào đến gần nhà và trường học, gây khó khăn cho người dân, nguy hiểm luôn rình rập, đe dọa. Mong các cấp, ngành quan tâm đầu tư vốn xây kè chống xói lở để bảo vệ đường, nhà cửa của dân”. 
Ngoài ra, ở Quảng Trị nhiều tuyến sông khác như sông Nhùng, sông Thạch Hãn cũng bị xói lở nghiêm trọng do mưa lũ. Nhiều đoạn sạt 5m, ăn sâu vào đường giao thông, gần hiên nhà của hàng chục hộ dân.
 
Trông chờ chi viện
Hoàn lưu các cơn bão liên tiếp từ tháng 10 đến nay cộng lũ chồng lũ đã khiến hàng trăm công trình giao thông, thủy lợi tại Thừa Thiên - Huế tan nát. Nhưng lo ngại hơn cả là triều cường và sóng lớn tiếp tục gây ra tình trạng xói lở bờ biển rất nặng, với chiều dài hơn 9,7km, ăn sâu vào đất liền từ 5-10m. Nghiêm trọng nhất là sạt lở bờ biển đoạn qua xã Vinh Hải (huyện Phú Lộc), mở cửa biển mới rộng 50m, uy hiếp tài sản và tính mạng hàng ngàn hộ dân trong vùng. 
 
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch UBND xã Vinh Hải cho biết: Việc mở cửa biển ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh lộ 21 và 300ha đất nông nghiệp, hàng loạt nhà cửa người dân trong xã. Địa phương phối hợp với huyện, dân quân, lực lượng biên phòng đóng quân trên địa bàn và người dân tiến hành hàn khẩu bằng rọ đá, kết hợp với gia cố đất để xử lý khẩn cấp các đoạn bờ biển bị sạt lở, những đoạn bị trổ cửa biển mới; di dời những hộ dân có nhà cửa trong vùng nguy hiểm đến nơi ở an toàn. Đồng thời, địa phương cũng gửi công văn đề nghị các cấp nhanh chóng có giải pháp lâu dài, đảm bảo an toàn bờ biển, đời sống của 3.500 hộ dân. 
 
Tại Quảng Ngãi, vào lúc 5 giờ ngày 6-11, do dòng chảy thay đổi tại khu vực Cửa Đại (giữa xã Nghĩa An và Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) gây sạt lở bờ biển với chiều dài khoảng 300m, lấn sâu vào đất liền hơn 200m. Sóng biển đã nhấn chìm 4 căn nhà; diện tích rừng phòng hộ, rừng dương trôi ra biển; đường cống thoát nước tại tuyến bờ Đông sông Kinh đi Cửa Đại bị sạt lở; một số nhà dân đang nằm bên bờ vực. Tình trạng sạt lở bờ biển còn diễn ra sâu rộng từ bến cảng Cửa Đại đến gần bãi biển An Bàng (TP Hội An, Quảng Nam). 
Có mặt tại hiện trường sáng 27-11, bà Nguyễn Thị Vân, Trưởng phòng Kinh tế TP Hội An cho biết, chưa thể đánh giá được thiệt hại do xói lở gây ra, nhưng ước tính số tiền để khắc phục kè chống rất lớn. Hiện thành phố giao cho phòng Kinh tế TP xây dựng phương án chống xói lở tạm thời bằng bao cát đoạn nằm giữa 2 khách sạn Paml Garden và Topical (khoảng 80m) trong khi chờ giải pháp căn cơ hơn. “Trong điều kiện tiền ít chúng tôi chỉ có thể triển khai phương án kè thủ công tại khu vực bãi biển công cộng, bằng cách dùng vải địa bọc các bao cát bên trong thành một bức tường mềm tạm thời chắn sóng, còn những đoạn nào thuộc doanh nghiệp quản lý thì doanh nghiệp phải tự làm”, bà Vân thông tin. 
 
Riêng đoạn bờ biển từ khách sạn Hội An Beach đến khách sạn Victoria tuy đã được kè mềm gia cố từ trước nhưng nay lại bị sóng đánh tơi tả. Không ít nơi, bao cát đã bị bong vỡ. Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, cho biết: Ngoài vá, chèn lại những bao cát bị hư hại tại những đoạn đã kè chống trước đây, đoạn bị sạt lở nặng, TP chưa biết tính thế nào. “Đầu tháng 11, TP đã báo cáo ngay với tỉnh và Trung ương về tình trạng sạt lở đang diễn ra, nhưng đến nay vẫn chưa thấy phản hồi. 
 
Xây dựng kè chống sạt lở bờ biển, bảo vệ khu dân cư, vùng sản xuất được cho là phương án tối ưu. Nhưng theo ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, các dự án xây dựng bờ kè ven biển đang gặp khó vì phải có nguồn kinh phí đến cả ngàn tỷ đồng, cần phải có sự trợ giúp từ Trung ương và các bộ, ngành.
Tổng hợp báo mạng

Sạt lở sông Hương vào sát cổng Trường Tiểu học Hương Thọ (Thừa Thiên - Huế)