Người Việt quen dùng chai nhựa cũ: Không sợ... ung thư

Hỗ trợ khách hàng Hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ
Hà Nội

178 Yên Lãng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

(024) 35624215

nhietphatloc@gmail.com

TP.HCM

Số 81/1, QL1A, Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM

0902 343 759

Người Việt quen dùng chai nhựa cũ: Không sợ... ung thư

08:46 - 21/10/2016 1266

Với các dòng chai nhựa dùng 1 lần, hay các loại chai nhựa đựng nước uống, nước giải khát đều không nên tái sử dụng vì hóa chất.

 Với các dòng chai nhựa dùng 1 lần, hay các loại chai nhựa đựng nước uống, nước giải khát đều không nên tái sử dụng vì hóa chất.
 
 Người tiêu dùng hoang mang

Ngày 18/10, các nhà khoa học Mỹ vừa xác nhận trong báo cáo mới công bố, các hóa chất gây rối loạn nội tiết (EDC) can thiệp vào hệ hormone của cơ thể, tác động đến sự phát triển và khiến cơ thể “mở cửa” cho những loại bệnh nguy hiểm như bệnh ung thư, tiểu đường, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và tự kỷ.

Đáng lo ngại là những hóa chất đó lại có thể tìm thấy trong hàng ngàn sản phẩm được sử dụng thường ngày, từ vật dụng đựng thức ăn bằng kim loại và nhựa cho tới chất tẩy rửa, chất chữa cháy, đồ chơi và mỹ phẩm.

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 19/10, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: "Chai nhựa cũng có rất nhiều loại, nhiều hợp chất khác nhau để làm nên, như chai nhựa PE, PVC, hoạt tính...vì thế nó sinh ra hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm khác nhau.

Hiện nay có tới 25 chất dẻo được sử dụng để làm bao bì, vì thế nên không thể nói chung chung, cần có con số phân tích cụ thể. Vì có loại chai dùng đựng nước mắm, rượu, nước uống, nước giải khát, đựng sữa, đựng mỹ phẩm...

Điểm rất lạ, đó là có những loại chai đựng chất này thì độc, còn đựng chất kia thì không độc, vì phụ thuộc khả năng phơi nhiễm chất từ trong chai ra, chứ không hoàn toàn nhựa là độc.

Thậm chí, có những loại chai nhựa, nếu dùng một mình thì không an toàn, nhưng các nhà công nghệ đưa ra giải pháp rất hữu hiệu. Người ta phủ bên trong một lớp chất dẻo khác, không phơi nhiễm ra thực phẩm, điển hình là các chai sữa hiện nay. Tất cả đều làm bằng nhựa PVC, nhưng họ lại phủ bên trong một lớp nhựa PE rất tốt. Chính vì thế, cũng cần phải biết rõ, là dòng chai nhựa dùng chất nào thì dẫn tới các bệnh nguy hiểm".

Bên cạnh đó, theo ông Thịnh, nước Mỹ họ thường có những nghiên cứu rất cụ thể. Khi đã công bố thì họ sẽ cấm lưu hành dòng sản phẩm đó.

Việt Nam chưa làm được việc này nên nếu cứ đưa cảnh báo mà không cấm được, xử lý được, thì người tiêu dùng sẽ vô cùng hoang mang. Vì thế, nên đưa vào cụ thể, chai nào tên là gì, sản phẩm gì, sau đó mới vào cuộc điều tra xem xét.

Mặt khác, theo vị chuyên gia trên, ở đây ông rất quan tâm vấn đề bao bì, nhưng trên thực tế chưa có phòng thí nghiệm nghiên cứu về tính độc hại của bao bì.

Việc đánh giá các chất độc không dễ, phải có phòng thí nghiệm lớn, nghiên cứu thì phải nghiên cứu kỹ, vì bao bì sẽ ảnh hưởng kinh tế - xã hội.

Quy luật quá tàn nhẫn

Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, GS.TS Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội tim mạch VN cho biết: "Tôi cảm thấy lo thực sự, nhưng vì chúng ta chưa có sự nghiên cứu cụ thể nên không thể làm dư luận hoang mang thêm. 

Bây giờ ung thư, tiểu đường nhiều vô kể, mà ung thư phần lớn là do thực phẩm không an toàn, nước bẩn, môi trường không khí bị nhiễm độc.

Dùng các đồ sứ của Trung Quốc cũng không an toàn, rất nhiều chì, nguy hiểm không kém. Tôi đã biết thông tin này từ lâu, nhưng chưa có ý kiến, vì chưa có giải pháp gì. Tôi và một số nhà khoa học khác đang tiếp tục thực hiện nghiên cứu".

Theo ông Khải, phía các cơ quan chức năng hiện nay cũng khó tiếp nhận, vì bản thân chưa có nghiên cứu đưa ra giải pháp, nên rất khó trong việc phản ánh.

"Chúng ta đang đứng trước một "tổng dịch" mà không chống lại được, tôi hoang mang và cũng lo lắng.

Thực tế, đồ đựng trong cốc, bình hay lọ nhựa mà để qua 1 đêm cũng vô cùng độc. Không có gì tốt bằng nồi đất, nồi gang. Biết là độc nhưng chúng ta phải chấp nhận sống trong sự không an toàn, vì chưa có giải pháp gì, để thấy, quy luật cuộc sống rất tàn nhẫn", ông Khải nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội tim mạch VN vẫn nhắn nhỉ người dân: "Tất cả các đồ nhựa không nên dùng lại, dùng 1 lần rồi bỏ đi ngay, vì dùng sang lần tiếp theo chất độc cực nhiều, thói quen người VN tiết kiệm hay dùng lại.

Hiện nay, gia đình tôi đã thay thế, như bình đựng nước cũng bằng thủy tinh, chén uống nước, bát ăn cơm, hay các vật dụng chuyển sang dùng gốm. Dần dần, con người đang chuyển về thời kỳ nguyên thủy, ban sơ, để không còn nhiễm độc, không còn mắc bệnh hiểm nghèo".