Người Việt Nam sẵn sàng chi tiền cho không gian sống xanh

Hỗ trợ khách hàng Hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ
Hà Nội

178 Yên Lãng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

(024) 35624215

nhietphatloc@gmail.com

TP.HCM

Số 81/1, QL1A, Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM

0902 343 759

Người Việt Nam sẵn sàng chi tiền cho không gian sống xanh

13:54 - 18/07/2018 815

Vấn đề đặt ra là làm cách nào để hạn chế nguồn năng lượng ấy. Hiện tại có rất nhiều giải pháp. Về vật liệu xây dựng, hiện nay cho phép có những tấm cách nhiệt hiệu suất cao; năng lượng “sạch” từ gió, từ điện mặt trời…

Hiện nay định nghĩa về ngôi nhà xanh, sống xanh… không còn xa lạ với người dân, bởi một không gian xanh sẽ mang lại cho gia chủ nhiều tiện ích cũng như sự thư thái. Nhưng liệu người dân Việt Nam đã sẵn sàng chi tiền cho không gian sống xanh?.
 
Từ năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh” cùng nhiều chương trình hành động thiết thực. Và để cụ thể hóa, Bộ Xây dựng đã ban hành “Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng về tăng trưởng xanh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho nhà đầu tư và thị trường bất động sản phát triển xu hướng xanh.
 
Không gian cây xanh thoải mái
 
Với tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng nhanh của Việt Nam hiện nay, các khu đô thị, nhà chung cư, nhà ống, biệt thự… được xây dựng nhiều, kéo theo gánh nặng về năng lượng. Theo khảo sát mới đây của Th.s Patrick Bivona của Đại học Kiến trúc, điện toán, kỹ thuật Đông Luân Đôn, tại TP Hồ Chí Minh, hiện nay cứ 77 người dân là có 1 máy điều hòa nhiệt độ; khảo sát trong 6 tháng đầu năm 2012, số lượng máy điều hòa được bán ra là 500 nghìn chiếc. Tốc độ phát triển nhanh chóng của máy điều hòa đè một gánh nặng lên năng lượng điện và xa hơn là ngân sách quốc gia.
 
Với những tòa nhà có mặt sàn từ 1000m2, hàng chục tầng sẽ là những con “khủng long tiêu thụ năng lượng”. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để hạn chế nguồn năng lượng ấy. Hiện tại có rất nhiều giải pháp. Về vật liệu xây dựng, hiện nay cho phép có những tấm cách nhiệt hiệu suất cao; năng lượng “sạch” từ gió, từ điện mặt trời… nhưng căn bản nhất về kiến trúc vẫn phải là kết cấu nhà. Cách đây chưa lâu, kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã được vinh danh tại Singapore với kiến trúc nhà xanh. Về kết cấu, đây là những ngôi nhà tận dụng được gió và ánh sáng từ môi trường tự nhiên, các giải pháp giảm nhiệt cho ngôi nhà cũng được đánh giá là tối ưu với những “vách xanh”, “mái xanh” bằng cây cỏ. Những ngôi nhà xanh như vậy không phải là điều gì quá xa vời, Việt Nam ta hoàn toàn có thể làm được và người dân hiện tại cùng rất hưởng ứng.
 
Vợ chồng anh Thanh (37 tuổi) sau khi tích cóp gần 10 năm được số tiền hơn 4 tỷ anh đã quyết định chuyển sang một căn hộ khác sống, tiêu chí lựa chọn của anh là căn hộ với nhiều cây xanh, thoáng gió, có hồ nước và khu vui chơi giải trí. Vợ chồng anh cần một không gian sống xanh để sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi sẽ có một không gian thật sự thư giãn trong chính căn hộ của mình với ánh mặt trời, gió mát, cây xanh… chứ không phải chui vào một căn phòng được bịt kín và bật điều hòa.
 
Anh Thịnh (phố Hòa Mã) đang chuẩn bị xây nhà, ngoài việc quan tâm đến chất lượng công trình thì việc anh quan tâm hàng đầu đến chính là thiết kế nên một ngôi nhà thoáng gió, nhiều ánh mặt trời, tràn ngập cây xanh. Anh cho biết: “Theo tôi nghĩ bây giờ những ngôi nhà kiên cố bịt kín với bê tông cốt thép đã quá lạc hậu rồi. Chính vì vậy, chúng tôi cần một không gian xanh với cây cỏ hoa lá và ánh sáng mặt trời, để sau ngày làm việc căng thẳng chúng tôi có thể thư giãn trong chính ngôi nhà của mình”.
 
Người dân đã sẵn sàng chi tiền cho một không gian sống xanh, tuy nhiên, vẫn có quan điểm cho rằng, hiện nay, chỉ những ai có tài chính dồi dào mới có thể sở hữu một ngôi nhà có không gian gần gũi với thiên nhiên, đồng thời có đầy đủ các tiện nghi hiện đại. Quan điểm này xuất phát từ tâm lý khi chi phí xây dựng công trình xanh “đắt đỏ” sẽ đội giá nhà tăng cao.
 
Kiến trúc sư Lê Thị Bích Thuận - Phó Tổng Thư ký, Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng: “Đối với một công trình xanh, chi phí thành phần lớn nhất chính là chi phí tư vấn hoặc quản lý dự án. Theo đó, để có được một công trình với chi phí hợp lý lại có hiệu quả cao phải có sự hợp tác hiệu quả giữa chủ đầu tư, kiến trúc sư, nhà thầu, thiết kế”.
 
Người dân đã bắt đầu quan tâm đến không gian sống xanh, đây là tín hiệu đáng mừng vìmngười dân Việt Nam đã sẵn sàng chi tiền nhiều hơn khi mua nhà ở những dự án xanh, bởi giá trị tòa nhà mang lại không phải chỉ đo lường bằng tiền mà còn đo bằng chất lượng sống, sức khỏe, chỉ số hạnh phúc.