178 Yên Lãng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
(024) 35624215
nhietphatloc@gmail.com
Số 81/1, QL1A, Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM
0902 343 759
Bí quyết khiến ngôi nhà của bạn mát rượi vào mùa hè
12:11 - 14/04/2017 525
Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, căn nhà thường nóng nực. Làm thế nào để chống nóng cho căn nhà của bạn ? Tìm hiểu ngay!
Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, căn nhà thường nóng nực, vì vậy cách chống nóng cho căn nhà của bạn như thế nào rất cần được quan tâm. Làm thế nào để có thể khiến căn nhà của bạn tạo cảm giác thoải mái, mát rượi vào mùa hè? Bạn nên làm theo các gợi ý chống nóng, chống nhiệt sau:
1. Chống nóng cho mái nhà
Mái nhà là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất và trực tiếp nhất với ánh nắng mặt trời, vì thế, xử lý tốt mái nhà là bạn đã thành công 50% chống nóng cho nhà.
Trước hết là cần chú ý đến vật liệu làm mát mái đang được ưa chuộng như: mái ngói, gạch, tấm lợp, tấm cách nhiệt. Bạn cần lưu ý lắp đặt trần nhà sao cho có khoảng cách giữa mái với trần nhà, khoảng cách càng nhiều thì độ nóng vào nhà càng giảm, đặt lỗ thông gió, cửa sổ để giúp nhà không oi bức Lắp đặt mái hiên chống nóng cũng là một giải pháp chống nóng khác đang được các chủ hộ sử dụng hiện nay.
Tấm lợp Eurolines là tấm lợp có khả năng chống nắng hiệu quả, có thể là một gợi ý cho bạn
2. Chống nóng vách tường
Ở Việt Nam, cách chống nóng xuyên qua tường phổ biến nhất vẫn là xây tường dầy lên. Theo kinh nghiệm của tôi thì tường gạch ống dầy 20cm vẫn chưa đủ để cản sức nóng của nắng hướng Tây vào nhà. Những vật liệu xây dựng mới như panel 3D cũng rất tốt cho việc chống nóng.
3. Chống nóng cho cửa kính
Kính ngày càng được dùng nhiều cho cửa sổ và cửa đi. Đối với cửa kính thì ngoài việc dẫn nhiệt qua thuỷ tinh, nhiệt còn được truyền qua sự bức xạ (tia nắng). Các loại cửa kính hộp (2 lớp kính) có tính cách âm và cách nhiệt tốt nhưng không thể ngăn được sức nóng đi vào nhà qua ánh nắng; chúng thích hợp khi dùng ở các xứ ôn đới: ngăn không cho hơi ấm trong nhà truyền ra ngoài qua cửa kính trong mùa đông.
Khi tia nắng đã đi qua cửa kính vào nhà, nó làm nóng vật trong nhà lên. Các vật trong nhà nóng lên, từ đó sẽ phát ra tia hồng ngoại có bước sóng dài, tia này bị phản xạ ở bề mặt kính nên không thoát ra ngoài nhà được làm cho nhà mau nóng hơn. Như vậy cần phải chặn nắng đi qua kính vào nhà. Có nhiều cách để chống nóng đi qua cửa kính: cốt lõi vẫn là che nắng cho kính bằng các hình thức như trồng cây hoặc làm mái che hướng nắng hoặc làm các tấm dán kính chắn nắng. Lưu ý rằng, dể có tác dụng chống nóng thì phải che nắng bên ngoài cửa kính, còn rèm treo bên trong cửa kính chỉ làm đỡ chói mắt chứ tác dụng chống nóng rất kém.
4. Mở cửa sổ
Để không gian sống trở nên mát mẻ và thoáng đãng hơn vào mùa hè, trong ngôi nhà của bạn luôn có một cửa sổ mở cho gió thổi vào và một cửa sổ khác được mở cho gió ra khỏi nhà. Từ đó tạo không gian để có gió di chuyển trong không gian của nhà bạn, từ đó tạo thành luồng gió trong nhà. Khi có những luồng gió di chuyển trong nhà, sẽ khiến nhà bạn mát mẻ hơn.. Bạn cũng không nên sắp xếp các đồ dùng bằng gỗ cao lớn như tủ gỗ bởi nó sẽ làm cản hướng gió thổi hoặc bít các cửa sổ.
Cách chống nóng hiệu quả nhất để tận dụng cửa sổ là bạn nên lắp đặt các cửa sổ theo nhiều kích thước khác nhau, như cửa có cánh kéo lên, hạ xuống hay cửa kéo một bên hoặc thuộc loại mở hết. Tạo diện tích cửa sổ rộng để tạo điều kiện cho giáo vào nhà.