Bài 1: Tiềm năng và cơ hội thị trường sản xuất gạch không nung ở Việt Nam tới 2020

Hỗ trợ khách hàng Hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ
Hà Nội

178 Yên Lãng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

(024) 35624215

nhietphatloc@gmail.com

TP.HCM

Số 81/1, QL1A, Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM

0902 343 759

Bài 1: Tiềm năng và cơ hội thị trường sản xuất gạch không nung ở Việt Nam tới 2020

14:55 - 14/03/2017 367

Việc dịch chuyển sang sử dụng gạch không nung tạo ra cơ hội vô cùng lớn đối với các đơn vị sản xuất gạch không nung.

Chuyên đề: Cơ hội sản xuất gạch không nung ở Việt Nam

Theo dự tính,  tới năm 2020, Việt Nam cần  sử dụng 30 tỷ viên gạch theo quy chuẩn. Dựa trên mục tiêu của Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt (Quyết định 567/QĐ-TTG năm 2010), tổng sản lượng gạch đất sét nung trên toàn quốc chiếm 60% tổng sản lượng vật liệu xây (tương đương 18 tỷ viên) và tổng sản lượng gạch không nung là 40% (tương đương 12 tỷ viên) vào năm 2020 và dần không sử dụng gạch đất sét nung.

Như vậy có thể thấy, nhu cầu gạch không nung giai đoạn từ nay tới 2020 là rất tiềm năng .

Gạch không nung sẽ chiếm 40% sản lượng gạch xây dựng tại Việt Nam

Để thực hiện mục tiêu này, dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do Bộ KH&CN, Bộ Xây dựng, Quỹ môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam phối hợp thực hiện đã ra đời vào năm 2015. Mục tiêu của Dự án là giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung thay thế dần việc sản xuất gạch đất sét nung sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đất nông nghiệp.

Tình đến thời điểm hiện nay là đầu năm 2017, dự án đang được thực hiện đạt được nhiều kết quả quan trọng tích cực, đáng lưu ý nhất là việc bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dựng lộ trình cụ thể dể phát triển thị trường vật liệu xây không nung.

Đây là cơ hội cho những đơn vị sản xuất gạch không nung khi có một thị trường khá lớn có nhu cầu về loai vật liệu mới này. Để sản xuất gạch không nung, việc đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung là yêu cầu đầu tiên do hầu hết hiện nay công nghệ sản xuất gạch không nung đều có sự tham gia của máy móc tự động nhiều và hiện đại hơn công nghệ sản xuất gạch nung thường là sản xuất theo kiểu truyền thống.

Mục tiêu cắt giảm mức phát thải khí nhà kính

Dựa trên số liệu tính toán của Bộ Xây dưng, để sản xuất 1 tỷ viên gạch nung theo phương pháp truyền thống, cần tiêu tốn tới 1,5 triệu m3 đất màu, tương đương 75 ha đất canh tác nông nghiệp( độ sâu khai thác tối đa 2m); 150.000 tấn than đốt, và thải ra môi trường 570.000 tấn CO2 gây hiệu ứng nhà kính và môi trường. Trong khi, nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất gạch không nung ( GKN) bao gồm: xi măng, vôi, thạch cao, phế thải công nghiệp( tro, xỉ, mạt đá,…), cát, phụ gia. So với các nước trên thế giới, tỷ lệ gạch không nung ở Việt Nam vẫn còn ở tỷ lệ thấp( chỉ khoảng 20% trong khi các nước trên thế giới đa số là trên 70%).  Các nước trên thế giới từ lâu đã chú trọng ưu tiên sản xuất và sử dụng gạch không nung.

Trong 5 năm thực hiện dự án, mức giảm phát thải khí nhà kính trực tiếp ước tính là 383.000 tấn CO2 trong 5 năm thực hiện Dự án, mức giảm phát thải khí nhà kính gián tiếp ước tính đạt 13,409 triệu tấn CO2 được tích lũy trong vòng 10 năm sau khi dự án kết thúc, theo ghi chép lời Ông Nguyễn Đình Hậu, Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế – Kỹ thuật- Bộ KH&CN, Giám đốc Dự án. Bên cạnh đó, Dự án sản xuất và sử dụng gạch khong nung đáp ứng được mục tiêu của chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam là giảm về cơ bản các nguôn gây ô nhiễm mỗi trường, khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã ô nhiễm, suy thoái, cải thiện điều kiện sống của người dân, giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Sử dụng gạch không nung để giảm chi phí và tăng hiệu quả đầu tư xây dựng

Dựa theo tính tính toán của các chuyên gia thì việc sử dụng gạch không nung sẽ giảm được đáng kể giá thành nhà ở. Giám đốc một doanh nghiệp xây dựng nhà xã hội cho biết, vừa qua nhà thương mại sốt với những căn hộ chung cư ở Đại Thanh, Kim Văn- Kim Lũ với giá 10 – 15 triệu đồng/m2 mà chủ đầu tư vẫn có lãi. Việc áp dụng những vật liệu xây dựng tiết kiệm như gạch không nung là một trong những lý do khiến giá nhà xã hội giảm chỉ bằng một nửa giá nhà thương mại đó.

Việc sử dụng gạch bê-tông nhẹ thay cho gạch đất sét nung cho công trình nhà cao tầng tiết kiệm khoảng 4,6% tổng chi phí đầu tư thô cho toàn bộ tòa nhà.

Theo Viện Vật liệu Xây dựng, việc sử dụng gạch bê-tông nhẹ thay cho gạch đất nung đem lại lợi ích kinh tế khá lớn: đối với công trình 9 tầng, có thể giảm 20% phản lực đầu cọc giúp giảm chiều dài cọc móng, giảm 25% khối lượng thép cột, giảm 10% khối lượng thép dầm; đặc biệt, hiệu quả cao đối với công trình trên nền đất yếu.

Cơ hội đối với các đơn vị sản xuất gạch không nung

Theo thống kế của Bộ Xây dựng, ngành xây dựng tại Việt Nam đang tăng trưởng trung bình 8%/ năm, nhu cầu gạch xây dựng của Việt Nam phát triển khá nhanh nhưng hiện ngành này vẫn đang sử dụng tới 80% gạch nung truyền thống. Từ thực tế này cho  việc dịch chuyển sang sử dụng gạch không nung trong thời gian tới sẽ tạo ra cơ hội vô cùng lớn đối với các đơn vị sản xuất gạch không nung.

Nguồn: Thông tin tổng hợp từ Internet