Bài 1: Quy trình xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung

Hỗ trợ khách hàng Hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ
Hà Nội

178 Yên Lãng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

(024) 35624215

nhietphatloc@gmail.com

TP.HCM

Số 81/1, QL1A, Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP.HCM

0902 343 759

Bài 1: Quy trình xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung

16:56 - 17/03/2017 690

Quy trình xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung, cần có tư duy phối hợp giữa việc xây dựng một dự án kinh doanh và xây dựng một dự án sản xuất.

Chuyên đề 2: Cách thức triển khai xây dựng dây chuyền sản xuất gạch không nung

Quy trình  xây dựng một nhà máy sản xuất gạch không nung là một loại quy trình xây dựng dự án sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.  Về cơ bản, nó là sự phối hợp giữa việc xây dựng một dự án kinh doanh và xây dựng một dự án sản xuất.

1. Xác định ý tưởng khởi sự kinh doanh

  1. 1 Xác định điều kiện kinh tế- tự nhiên-xã hội-con người

1.1.1 Xác định điều kiện kinh tế

-Tình hình chung: tổng thu nhập của khu vực, GDP bình quân,  an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.

- Kinh tế vùng:  tổng sản phẩm trên địa bàn tính theo 6 tháng/1 năm, giá trị của các khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ; khu vực công nghiệp và xây dựng; khu vực dịch vụ.

- Lĩnh vực xây dựng: các khu cụm công nghiệp, các dự án đầu tư; giá trị sản xuất ngành xây dựng

1.1.2 Xác định điều kiện tự nhiên:

- Phân tích về diện tích, địa hình, thời tiết

1.1.3 Xác định điều kiện xã hội con người

- Phân tích về văn hóa, hành vi, lối sống để xác định lề lối, tác phong kinh doanh phù hợp với khách hàng, đối tác tại địa bàn

  1. 2. Phân tích môi trường kinh doanh
    1. 2.1 Phân tích môi trường vĩ mô
  • Môi trường kinh tế: về cơ cấu kinh tế, chính sách phát triển kinh tế theo khu vực.
  • Môi trường tự nhiên: tập trung phân tích về tài nguyên đất, nguyên liệu đầu vào.
  • Môi trường chính trị, pháp luật:  các chính sách hỗ trợ cho việc sản xuất gạch không nung.
  • Môi trường văn hóa, xã hội
  • Môi trường khoa học, công nghệ: việc ứng dụng công nghệ vào đời sống, nhận thức của người dân về công nghệ
    1. 2.2 Phân tích môi trường vi mô
  • Các nhà cung cấp: các nhà cung cấp các loại đất và phế thải công nghiệp xây dựng; các nhà cung cấp phụ gia vật tư có sẵn trên thị trường; nhà cung cấp dây chuyền sản xuất gạch không nung hoặc các đầu vào phụ trợ cho việc sản xuất như nhà cung cấp tấm pallet khay đỡ gạch,…
  • Đối thủ cạnh tranh: trên khu vực, địa bàn xác định có bên nào đã xây dựng nhà máy gạch không nung chưa? Nếu có thì quy mô, và công suất như thế nào, thị trường có phản ứng như thế nào với sản phẩm của họ?...
  • Người tiêu dùng: các công trình công có nhu cầu ở mức nào, các công trình tư của người dân có nhu cầu ở mức nào?( nếu lượng hóa ra được càng chi tiết càng tốt)
  • Công chúng: sự hưởng ứng của chính quyền, sự nhận thức của người dân, …

1.2.3  Xác định ma trận SWOT: Cơ hội- rủi ro, Điểm mạnh-điểm yếu

a. Cơ hội

- Cơ hội về xu hướng thị trường, xu hướng ngành: ngày càng hướng tới tiêu dùng xanh và hướng tới công nghệ xanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng

- Tận dụng  nguồn đất, nguyên liệu đầu vào  là các phế thải rắn

- Cơ hội về nguồn nhân lực

b. Rủi ro:

- Nhược điểm của loại gạch không nung: nặng, to, khó xây, chưa được thị trường chấp nhận rộng rãi

- Nguyên liệu đầu vào phải kén chọn là đất, cát sạch,..

- Hạn chế về mẫu mã, độ mịn,…

- Dây chuyền sản xuất gạch không nung đắt

- Thói quen người tiêu dùng Việt Nam

- Chi phí  so với gạch nung thông thường

c. Điểm mạnh

- Lợi thế về nguồn nhân lực: nhất là người làm chủ, nhóm lãnh đạo, cần có tầm nhìn, niềm đam mê, người đưa ra các quyết định tuyệt vời, tận tâm, có nghị lực, có khả năng phân tích- học hỏi,

- Nguyên liệu sản xuất đầu vào

- Lợi thế USP ủa sản phẩm: tốt và thân thiện với môi trường, cách âm, cách nhiệt, tính chống cháy, thời gian thi công rút ngắn, giảm trọng lượng tường, giảm kết cấu móng,…

d. Điểm yếu:

- Hệ thống phân phối

- Danh tiếng thương hiệu

2. Lập kế hoạch cho nhà máy sản xuất gạch không nung

2.1 Xác định địa điểm kinh doanh sản xuất

2.2 Xác định công suất nhà máy

2. 3 Xác định diện tích  nhà máy

2.4 Xác định nguyên vật liệu( nhà cung cấp)

2.5 Xác định quy trình sản xuất gạch không nung

2.6  Dự báo nhu cầu sản xuất và lập kế hoạch sản xuất theo dự báo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Lập kế hoạch Marketing cho việc kinh doanh, phân phối gạch không nung

3.1 Dự báo nhu cầu thị trường gạch không nung tại địa phương

  • Quy mô thị trường
  • Tiềm năng thị trường: tốc độ tăng trưởng thị trường gạch không nung

3.2 Phân tích hành vi người tiêu dùng:

  • Thu nhập thông tin người tiêu dùng:
  • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới người tiêu dùng: thói quen, giá cả, truyền thông,
  • Qúa trình ra quyết định của người tiêu dùng:

3.3 Xác định thị trường mục tiêu và định vị thương hiệu sản phẩm gạch không nung:

  • Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu: căn cứ vào luật quy định các công trình bắt buộc phải sử dụng gạch không nung
  • Định vị dựa trên lợi ích sản phẩm, cam kết dịch vụ,…

3.4 Chính sách marketing:

  • Chính sách về sản phẩm: quyết định về dòng sản phẩm, chủng loại
  • Chính sách về giá: các chính sách giá cho từng nhóm khách hàng, cơ chế khuyến mãi,…
  • Chính sách phân phối: thường sản xuất gạch không nung lựa chọn kênh phân phối trực tiếp
  • Chính sách về truyền thông: truyền thông marketing tích hợp, chú ý chăm sóc khách hàng sau bán

4. Lập kế hoạch nhân sự

  1. Xác định sơ đồ tổ chức, cơ cấu công ty
  2. Phân công nhiệm vụ từng phòng ban
  3. Bảng phân tích công việc cho nhân viên
  • Bảng phân tích, mô tả công việc
  • Nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên
  • Tiêu chuẩn công việc
  • Xác định nhu cầu nguồn nhân lực
    1. Cơ chế tổ chức công việc
  • Thưởng, phạt
  • Chính sách đào tạo, trợ cấp , phúc lợi xã hội, BHXH,…

5. Lập kế hoạch tài chính

  • Lịch thu hồi vốn, trả các khoản nợ
  • Bảng tóm tắt thông tin đề án
  • Bảng tính khấu hao
  • Ứơc lượng doanh thu
  • Ứơc lượng chi phí

6. Lập tiến độ thực hiện dự án

Xác định rõ các mảng công việc, mục công việc, số người cần để thực hiện công việc, người lãnh đạo, mục tiêu cần đạt được, thời gian thực hiện, các đầu mối, chi phí cho từng hạng mục công việc,…

--

Phát Lộc- Chuyên sản xuất và phân phối Pallet PVC khay đỡ gạch trong dây chuyến sản xuất gạch không nung

Để nhận hỗ trợ tư vấn quy trình xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung, quy trình lắp dặt dây chuyền sản xuất gạch không nung, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ:
Hotline: 0902.97.9998  /  0904.964.877

 

---

Xem tình huống cụ thể : Đề án xây dựng “ Nhà máy sản xuất gạch không nung siêu nhẹ” ở Đắc LắC

---

Ghi chú thêm: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp  áp dụng trong phần đăng ký thành lập doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạch không nung

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần

( Theo nghị định số 43/2010/ CĐ-CP, ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp( do người đại diện theo Pháp Luật ký)

2. Dự thảo điều lệ công ty( phải đầy đủ chữ ký của người đại diện theo Pháp Luận, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập)

3. Danh sách cổ đông sáng lập

4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật

                    4.1 Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu

                    4.2 Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức

  • Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp( hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế)
  • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo khoản 4.1 nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng( tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 96  Luật doanh nghiệp)

5. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luận phải có vốn phám định

 Danh sách một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định;

6. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề

Danh sách một số ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề;

7. Mục lục hồ sơ( ghi theo thứ tự trên)

8. Bìa hồ sơ( bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác

----

Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ

Thời gian trả kết quả: 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ( kết quả giải quyết có 02 loại: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với hồ sơ hợp lệ và được chấp thuận hoặc Thông báo bổ sung đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần sửa đổi bổ sung

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 200,000 đồng

Nguồn tham khảo: Internet

--